Địa danh du lịch Châu Đốc

Châu Đốc: Du Lich Viet Nam mang đến cho bạn cái nhìn tổng thể địa danh du lich Mien Tay với các điểm đến được khách du lich quan tâm nhất

Châu Đốc là một thị xã trực thuộc tỉnh An Giang, nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, sát biên giới Việt Nam với Campuchia.
Thị xã biên giới Châu Đốc nằm trên bờ sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 245 km về phía tây, nếu chạy xe buýt mất khoảng 6 tiếng.
Phía Bắc thị xã giáp huyện An Phú.
Phía Đông giáp huyện Phú Tân và thị xã Tân Châu.
Phía Nam giáp huyện Châu Phú
Phía Tây Nam giáp huyện Tịnh Biên và biên giới với Campuchia.
Châu Đốc đang đầu tư xây dựng dự án "Thành phố lễ hội" có tổng diện tích 100ha đúng quy chuẩn đô thị loại I trong tương lai gần
Ngày 1 tháng 9 năm 2007, thị xã được Bộ xây dựng công nhận là đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh An Giang[1]. Châu Đốc đang đầu tư xây dựng dự án "Thành phố lễ hội" tại phường Vĩnh Mỹ có tổng diện tích 100ha đúng quy chuẩn đô thị loại I trong tương lai gần. Hiện tại TX đang chỉnh trang bộ mặt đô thị để xứng đáng là đô thị loại III,phấn đấu đến năm 2012 sẽ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Thị xã Châu Đốc hình thành địa giới hành chính vào năm 1757, khi chúa Nguyễn giao cho Nguyễn Cư Trinh vào và thành lập đạo Châu Đốc cùng với đạo Tân Châu và đạo Đông Khẩu (Sa Đéc).
Sau khi vua Gia Long lên ngôi, năm 1805 đã đặt lại địa giới hành chính Châu Đốc thuộc huyện Tây Xuyên, trấn Hà Tiên, Châu Đốc lúc này gọi là Châu Đốc Tân Cương. Năm 1808, Châu Đốc thuộc huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh, thuộc Gia Định thành. Năm 1815, triều Nguyễn cho xây thành Châu Đốc. Đến 1825, Châu Đốc tách riêng thành Châu Đốc trấn.
Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh, phủ Gia Định chia thành Nam Kỳ lục tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, Hà Tiên và An Giang. Trấn Châu Đốc đổi thành tỉnh An Giang, tỉnh lỵ đặt tại thành Châu Đốc. Để xứng đáng là tỉnh lỵ, năm 1834 vua Minh Mạng cho triệt phá thành Châu Đốc cũ (1815) xây dựng thành Châu Đốc mới theo hình bát quái.
Năm 1868, sau khi quân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, nhà cầm quyền thực dân chia Nam Kỳ thành 24 hạt Tham biện. Trong đó, hạt Châu Đốc trông coi hạt Đông Xuyên (Long Xuyên) và Sa Đéc. Ngày 30 tháng 12 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi hạt Tham biện thành tỉnh; chia An Giang thành 2 tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên.
Đến cuối năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm sát nhập Châu Đốc với Long Xuyên thành tỉnh An Giang, địa bàn Châu Đốc nằm trên xã Châu Phú thuộc tổng Châu Phú, quận Châu Phú tỉnh An Giang.
Năm 1964, sau khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa tách tỉnh, Châu Đốc thuộc tổng Châu Phú, quận Châu Phú, tỉnh Châu Đốc cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Trong Cách mạng tháng Tám, lực lượng cách mạng khởi nghĩa giành chính quyền ngày 24 tháng 8 năm 1945. Đến 20 tháng 01 năm 1946, quân Pháp chiếm lại Châu Đốc.
Theo sự phân chia của chính quyền Cách Mạng, ngày 06 tháng 3 năm 1948, Châu Đốc thuộc huyện Châu Phú A của tỉnh Long Châu Hậu. Đến cuối năm 1950, huyện Châu Phú A thuộc huyện Long Châu Hà. Từ năm 1957, Châu Đốc thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Đến giữa năm 1966, thành lập thị xã ủy Châu Đốc.
Mùa nước năm 1967 thực hiện chỉ đạo của Khu ủy khu 8 và Tỉnh ủy An Giang trong hội nghị mở rộng tại núi Cô Tô, Châu Đốc được chọn làm mặt trận chính của tỉnh trong chiến dịch Xuân 1968. Năm 1971, huyện Châu Phú vẫn thuộc tỉnh An Giang sau khi tách tỉnh Long Châu Hà. Cho đến tháng 5 năm 1974, huyện Châu Phú thuộc tỉnh Long Châu Hà theo Hội nghị thường trực Trung ương Cục cho đến ngày giải phóng. Tháng 2/ 1976, thị xã Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang, gồm 2 xã: Châu Phú A và Châu Phú B. Ngày 27 tháng 01 năm 1977, nhận thêm xã Vĩnh Ngươn của huyện Châu Phú theo Quyết định số 199/TC.UB của UBND tỉnh An Giang.
Quyết định 181-CP[2] ngày 25 tháng 04 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ:
Chuyển xã Châu Phú A thành phường Châu Phú A.
Chuyển xã Châu Phú B thành phường Châu Phú B.
Sáp nhập 1/2 ấp Châu Thới 1 và 1/2 ấp Châu Thới 2 của phường Châu Phú A vào phường Châu Phú B (theo đường rãnh lòng kinh Vĩnh tế, qua lòng kinh cầu số 4 đến giữa lộ núi Sam – Châu Đốc). Tách ấp Mỹ Chánh 1, 1/2 ấp Mỹ Hòa (theo kinh đào thẳng ra sông Hậu Giang) của xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, ấp Châu Long 1, ấp Châu Long 6 của phường Châu Phú B lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Mỹ.
Quyết định 300-CP[3] ngày 23 tháng 08 năm 1979 của Hội đồng Bộ trưởng, sáp nhập xã Vĩnh Tế của huyện Châu Phú vào Châu Đốc.
Nghị định 29/2002/NĐ-CP[4] ngày 22 tháng 03 năm 2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính:
Thành lập phường Núi Sam trên cơ sở 1.397 ha diện tích tự nhiên và 21.241 nhân khẩu của xã Vĩnh Tế.
Sau khi thành lập phường Núi Sam, xã Vĩnh Tế còn lại 3.121 ha diện tích tự nhiên và 5.172 nhân khẩu.
Nghị định 53/2003/NĐ-CP[5] ngày 19 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ:
Thành lập phường Vĩnh Mỹ trên cơ sở 779,6 ha diện tích tự nhiên và 14.870 nhân khẩu của xã Vĩnh Mỹ.
Đổi tên xã Vĩnh Mỹ thành xã Vĩnh Châu

top
Free Web Hosting